9 Đứa Con Của Rồng &Ndash; Gỗ Thành Vinh, 9 Đứa Con Của Rồng Long Sinh Cửu


TRUYỀN THUYẾT VỀ 9 ĐỨA CON CỦA RỒNG

Trong văn hóa phương Đông, rồng là một chủng tộc thiêng liêng và cao quý. Những đứa con của Rồng cũng là những linh vật được tôn sùng. Dưới đây là truyền thuyết về 9 đứa con của rồng. Đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Bạn đang xem: 9 Đứa Con Của Rồng &Ndash; Gỗ Thành Vinh, 9 Đứa Con Của Rồng Long Sinh Cửu

*

Truyền thuyết về việc Rồng sinh con đã có từ lâu, được nhắc tới trong nhiều văn hiến, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa thống nhất về thứ tự các con của rồng. Cơ bản rồng có 9 đứa con như sau: Tù Ngưu, Nhai Tệ, Toan Nghê, Bá Hạ, Bệ Ngạn, Phụ Hí, Si Vẫn, Thao Thiết, Tỳ Hưu

Tù Ngưu

Loài Tù Ngưu có hình dạng như một con rồng nhỏ, màu vàng, có sừng như sừng lân. Nó vốn ham mê âm nhạc, nên hay ngự trên đầu cây đàn để thưởng thức âm nhạc. Vì thế người xưa hay dùng hình tượng Tù Ngưu để trang trí cho cây đàn.

*

Nhai Tệ

Nhai Tệ trông như con chó sói có sừng rồng, hai sừng mọc dài dọc về phía lưng, ánh mắt dữ dằn, có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh. Vì thế, người ta hay tạc khắc hình nó ở các binh khí như cán đao, cườm kiếm, đầu búa, đầu côn… vừa để trang trí, làm đẹp mắt và có ý nghĩa trang trọng; vừa biểu thị ý nghĩa hiếu chiến, hiếu sát của loài này, hàm ý tăng tính uy hiếp sát thương của binh khí.

*

Toan Nghê

Toan Nghê còn có tên gọi khác là Kim Nghê, Linh Nghê, có mình sư tử, đầu rồng. Nó thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

Tại Việt Nam, Toan Nghê được chia làm 2 loại gồm Kỳ Lân và Khuyển Nghê.

*

Bá Hạ

Bá Hạ còn được gọi là Bí Hí. Hình dáng mang con rùa, đầu Rồng, có sức mạnh kinh hồn, thích cõng vật nặng trên lưng.

Về sau, người ta thường dùng Bá Hạ làm vật trang trí chân cột, chân bia đá biểu thị ý nghĩa muốn cột và bia ấy luôn vững chắc, đồng thời cũng tượng trưng cho sự trường thọ, cát tường.

Xem thêm: activism là gì

*

Bệ Ngạn

Bệ Ngạn còn có tên gọi khác là Hiến Chương. Nó có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, trượng nghĩa, thích lý lẽ, có tài cãi lý đòi sự công bằng. Do đó nó thường được trang trí trên cửa nhà ngục, nha môn, pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện. Đôi mắt hổ của nó oai nghiêm quan sát để duy trì trật tự kỉ cương của chốn công đường.

*

Phụ Hí

Phụ Hí có hình dáng như Rồng, dáng vẻ thanh nhã, thường nằm cuộn mình trên bia đá. Tương truyền, nó rất thích vẻ đẹp của chữ khắc trên các văn bia, nên thường cuộn mình trên đó mà ngắm nghía. Vì vậy, khi trang trí bia đá, người ta thường khắc một đôi Phụ Hí cân đối phía trên trán bia.

*

Si Vẫn

Si Vẫn còn được gọi là Li Vẫn, mình cá đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Nó vốn là con vật huyền thoại Makara trong văn hóa Ấn Độ chuyên sống ở dưới nước, có hình đầu thú, phần sau là đuôi cá. Makara là vật cưỡi của Ganga – Chúa tể sông Hằng và Varuna – Chúa tể biển cả. Loài này có miệng to, thích nuốt, nên người ta hay đắp hình hai con Si Vẫn há to miệng nuốt hai đầu sống nóc mái nhà, vừa có giá trị trang trí, vừa hàm ý nó có thể tạo mưa, tránh hỏa hoạn cho công trình kiến trúc.

*

Thao thiết

Thao thiết là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

Xem thêm: skipping nghĩa là gì

*

Tỳ hưu

Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Loại Tỳ Hưu hai sừng là loài chuyên hút vàng bạc, châu báu trong trời đất nên được cho là con vật giữ tài lộc hay còn gọi là Thiên Lộc.

*

Trên đây là truyền thuyết về 9 đứa con của rồng. Nếu thấy bài viết thú vị bạn nhớ chia sẻ cho người thân và bạn bè của mình nhé.