Trên trang chủ của các hãng xe luôn có một phần thông số liên quan đến mô-men xoắn và công suất động cơ. Vậy bản chất của chúng là gì? Chúng có những ảnh hưởng gì đến chiếc xe? Liệu bạn có thể biết xe nào mạnh hơn khi căn cứ vào những con số đó?
Bạn đang xem: Công Suất Cực Đại Là Gì ? Công Suất Cực Đại Là Gì? Mô Men Xoắn, Công Suất Và Ý Nghĩa Trên Ô Tô
Mô-men xoắn là gì?
Chúng ta hãy lấy xe đạp để làm ví dụ. Khi đạp xe bạn sẽ dùng chân để tác động lực vào bàn đạp để làm quay nhông trước, từ đó tạo ra chuyển động cho chiếc xe. Ở đây lực của chân kết hợp với chiều dài của đùi của bàn đạp sẽ tạo ra một lực “xoắn” để làm quay đĩa nhông, đó chính là mô-men xoắn!

Mô-men được tạo ra trên xe đạp
Trong động cơ mô-men xoắn được tạo ra như thế nào? Khi được đốt cháy, nhiên liệu sẽ giãn nở và đẩy piston xuống, kết hợp với “cánh tay đòn” trên trục khuỷu sẽ tạo ra mô-men xoắn.Bạn đang xem: Công suất cực đại là gì

Mô-men xoắn = Lực * Chiều dài cánh tay đòn
Đơn vị của mô-men xoắn sẽ là N.m (Newton.met)
Quay trở lại một chút với chiếc xe đạp (xe không có số nhé). Khi nào bạn cần dùng nhiều lực để đạp? Có phải khi bắt đầu đạp, khi lên dốc? Theo công thức ở trên, chiều dài đùi của bàn đạp là không đổi, lúc này lực đạp của chân cần tăng lên để làm tăng mô-men xoắn.
Như vậy, nếu xe có mô-men xoắn càng cao thì xe càng dễ dàng được kéo đi khi mới khởi động, gia tốc (tốc độ tăng vọt trong thời gian ngắn) và leo dốc.
Công suất là gì?
Công suất thể hiện việc bạn thực hiện một công việc gì đó nhanh đến cỡ nào. VD: khi bạn đạp xe, bạn có thể đạp nhanh đến mức nào sẽ xác định công suất của bạn. Với xe máy thì đó là khả năng di chuyển ở tốc độ cao…Như vậy, nếu xe có công suất càng cao thì xe càng có thể đi nhanh.
Công suất = Mô-men xoắn * Tốc độ vòng tua
Công suất được tính bằng kW (kilowatt) hoặc HP (horsepower – sức ngựa).
Vẫn là chiếc xe đạp trên, sẽ có một trường hợp nữa mà bạn cần đạp mạnh hơn đó là khi bạn muốn đi nhanh. Với xe đạp, khi đạp mạnh hơn bạn sẽ làm mô-men xoắn và tốc độ vòng tua tăng lên. Công suất tăng lên làm xe đi nhanh hơn.
Đồ thị mô-men xoắn và công suất
Hãy cùng xem một biểu đồ Dyno (thể hiện quan hệ giữa mô-men xoắn, công suất và vòng tua máy).

Biểu đồ Dyno
Trục đứng bên trái và phải là hai đơn vị tính khác nhau, đồ thị gộp hai đường của mô-men xoắn và công suất vào trên một biểu đồ để gọn gàng thôi, nên bạn đừng hoang mang là đường nào nằm trên, đường nào nằm dưới nhé.
Đầu tiên, chúng ta quan sát đường đồ thị của mô-men xoắn, bắt đầu từ vòng tua 1000 v/p, mô-men xoắn tăng dần và đạt cực đại 240Nm tại 4000 v/p, sau đó giảm dần. Lý do của việc này là do lực đẩy từ phía buồng đốt, hay hiệu quả đốt cháy tốt nhất ở vòng tua đó, nên ko phải cứ tăng ga hết cỡ thì mô-men tăng lên đâu nhé. Vậy ở đây, nếu bạn muốn xe của mình có khả năng “đề-pa”, leo dốc, gia tốc tốt nhất thì hãy duy trì vòng tua ở khoảng này.
Xem thêm: bakery là gì
Tiếp theo, ta quan sát đường đồ thị của công suất. Công suất tăng dần lên theo số vòng tua. Như vậy có nghĩa xe của bạn đang đi với tốc độ nhanh dần lên và đạt giá trị cực đại 130kW ở 6500 v/p. Nhiều bạn sẽ thắc mắc, tại sao công suất không lên cực đại cùng mô-men xoắn tại 4000 v/p. Theo công thức tính:
Công suất = Mô-men xoắn * Tốc độ vòng tua
Thay số: P4000=240*4000=96kW! Đâu phải cực đại đâu đúng không!
Động cơ “tốt”
Mô-men xoắn và công suất có sự ràng buộc nhất định với nhau. Việc đánh giá một chiếc xe cần dựa trên cả hai yếu tố này. Một động cơ như thế nào thì là “tốt”? Nó sẽ gồm một số yếu tố như sau:
– Mô-men xoắn cực đại lớn.
– Mô-men xoắn cực đại ở ngay vòng tua thấp.
– Mô-men xoắn cực đại duy trì được trong một dải vòng tua rộng.
– Công suất cực đại lớn.
Hãy cùng xem qua một biểu đồ của một động cơ “tốt” ở bên trái và một động cơ “bình thường” ở bên phải

Hai đồ thị khác nhau về đơn vị
Bạn thấy rằng mô-men xoắn đạt cực đại ngay tại 1750 v/p (số vòng tua này tương đương với lúc bạn để một chiếc xe ga nổ cầm chừng), chính điều này sẽ giúp chiếc xe có khả năng “đề-pa” rất tốt vì sức kéo mạnh mặc dù mới chỉ nhích tay ga. Bạn cũng sẽ thấy ngay, biểu đồ công suất rất “dốc” ở khoảng 1000~1750v/p cho thấy xe vọt đi rất nhanh ở khoảng này. Sau đó mô-men xoắn cực đại được duy trì rất lâu. Và bạn đã biết rằng:
Công suất = Mô-men xoắn * Tốc độ vòng tua
Mô-men không đổi, bạn chỉ cần nhích nhẹ tay ga thì công suất đã tăng lên rất nhiều. Tốc độ cao, sức kéo được duy trì, điều này rất có lợi cho việc tăng tốc, leo dốc. Tất nhiên công suất của động cơ này cũng không hề tồi, 300kW ở ngay 5500v/p.
Một số vấn đề trong thực tế
Người bán xe/mua xe khi nói một chiếc xe “mạnh” chỉ đề cập đến chỉ số của mã lực. Đúng là mã lực càng cao chiếc xe sẽ càng nhanh. Nhưng một chiếc xe “mạnh” còn thể hiện ở nhiều trạng thái khác, không chỉ ở tốc độ cao. Chúng ta sẽ không biết được khả năng bứt tốc, leo dốc của nó thế nào, cũng như việc chiếc xe đó “nhanh” nhưng ở vòng tua thấp hay cao (liên quan đến tiếng ồn, độ rung của máy).
Nhà sản xuất chỉ công bố chỉ số cực đại của mô-men xoắn và công suất. Điều này cũng sẽ không thể hiện đầy đủ cho bạn biết hết về chiếc xe ở những dải vòng tua khác. Nhưng dù sao cũng là đáng quý rồi.
Trong đua xe, việc thay đổi kết cấu động cơ cũng cần tính toán sao mô-men xoắn và công suất là tối ưu để phù hợp với những quy định trong luật thi đấu…
Xem thêm: heather là gì
Hãy để lại bình luận của bạn ở dưới bài viết hoặc Facebook để chúng tôi có thể cải thiện chất lượng bài viết.
Bình luận